Hạn chế tai nạn thang máy khi sử dụng!
Xét về mặt thống kê, tai nạn thang máy là vô cùng hy hữu, với tỉ lệ xảy ra tai nạn khi đi thang máy chỉ ở mức 0.00000015%. Phần lớn các tai nạn thang máy gây tử vong và thương tích xảy ra trong quá trình lắp đặt và bảo dưỡng của công nhân, tiếp theo là những người bị kẹt ở cửa thang máy hoặc hụt chân khi thang máy dừng ở giữa hai tầng.
Các thang máy hiện đại ngày nay đều được trang bị những tính năng an toàn để ngăn chặn những cú rơi tự do “tử thần”. Các thang máy này đều được trang bị hệ thống kiểm soát tốc độ, khi phát hiện tốc độ đi xuống của thang máy quá nhanh, hệ thống này sẽ kích hoạt phanh hãm ở đường ray hành trình.
Ngoài ra, những thang máy này còn được trang bị từ 4-8 sợi cáp chắc chắn, mỗi sợi cáp đủ khỏe để giữ thang mà không bị đứt.
An toàn là vậy! Nhưng trong thực thế đã sảy ra thang rơi tự do, tai nạn thang máy cũng đã xảy ra gây hoang mang cho người sử dụng. Xác suất 0.00000015% chưa bằng 0,00 nghĩa là vẫn có hiểm họa khi dùng. Để khắc phục đước tai nạn này nhà sản xuất khuyến cáo người sử dụng nên bảo trì, bảo dưỡng thang máy, ít nhất 01 tháng/lần. Điều này đã thực hiện nhưng quá trình bảo trì người sử dụng có biết KTV họ làm gì không? hay tắt thang 1-2 tiếng lại bật cho thang chạy và công đoạn bảo trì là xong.
Nhằm cung cấp dịch vụ bảo trì tốt nhất đến với khách hàng, Cty NETI mong muốn người sử dụng thang máy (khách hàng) phối hợp kiểm tra KTV bảo trì, công việc bảo trì hàng tháng. Cụ thể hạng mục công việc vảo trì như sau:
1/ KIểm tra an toàn tủ điện điều khiển
2/Kiểm tra hệ thống cửa tầng
3/Kiểm tra đèn chiếu sáng
4/Kiểm tra dầu mỡ bôi trơn
5/ Kiểm tra thắng cơ (phanh)
6/ Kiểm tra bộ chống vượt tốc độ (Governnor)
7/ Kiểm tra Puly
8/ Kiểm tra Rail (day) dọc giếng thang
9/ Kiểm tra cáp, ty cáp
10/Kiểm tra quạt thông gió
11/ Kiểm tra các nút bấm điều khiển
12/Kiểm tra độ dung lắc, tiếng ồn khi vận hành
13/ Kiểm tra các hạng mục khác
14/ Vệ sinh tổng thể
15/ Xác nhận của đơn vị sử dụng
Trân trọng cảm ơn!